Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các thông tin, bạn đọc hãy tìm như sau: "từ khóa" + "thammyvienuytin". (Ví dụ: cách trị mụn thâm thammyvienuytin). Tìm kiếm ngay

Cấy tóc tự thân – Một số điều bạn cần biết về kỹ thuật này

Đăng ngày 23/05/2022
Đọc giả đã đánh giá bài viết
[Tổng: 1 Điểm đánh giá: 5]

Cấy tóc tự thân là một phương pháp trị hói đang được tìm kiếm hiện nay. Có thể nói, hói đầu cũng là một yếu tố gây mất thẩm mỹ. Vì vậy, ai khi bị cũng đều mong khắc phục được tình trạng này. Vậy kỹ thuật điều trị này sẽ được thực hiện như thế nào? Trong nội dung bài viết này, chúng mình sẽ chia sẻ tới bạn đọc về khái niệm cũng như đối tượng có thể áp dụng phương pháp cấy tóc này.

1. Thế nào là cấy tóc tự thân?

Trước hết, cấy tóc là một kỹ thuật di chuyển hay thêm nang tóc. Từ đó nhằm sắp xếp lại hoặc che khuyết điểm ở những chỗ bị hói. Hiện nay, cấy tóc được chia thành hai loại là cấy tóc tự thân và cấy tóc sinh học. Tuy nhiên so với cấy tóc sinh học thì cấy ghép tóc tự thân sẽ an toàn và ít gây biến chứng hơn.

Cấy tóc tự thân - Một số điều bạn cần biết về kỹ thuật này

Theo đó có thể hiểu cấy tóc tự thân là cách thức lấy những nang tóc khoẻ của chính người bệnh bằng công nghệ hiện đại. Sau đó, dùng những nang tóc ấy để cấy vào những chỗ tóc bị hói hoặc bị quá thưa. Phương pháp này giúp cải thiện sự phân bố đồng đều của tóc, nâng cao hiệu quả thẩm mỹ. 

2. Phân loại kỹ thuật cấy ghép tóc tự thân

Phương pháp cấy tóc này bao gồm hai loại, đó là:

  • Cắt ghép nang chân lông theo mảng: Các chuyên gia sẽ cắt dải da nhiều tóc, không bị hói và chia thành nhiều mảnh ghép. Trong mỗi mảnh đó chứa vài sợi tóc, sau đó cấy vào vùng bị hói. Mặc dù kỹ thuật này thực hiện khá nhanh chóng nhưng nguy cơ bị sẹo cũng rất cao.
  • Cắt ghép nang chân lông đơn lẻ: Với kỹ thuật này, chuyên gia bác sĩ sẽ cạo phần da đầu rồi lấy từng nang tóc. Cách này ít gây đau và thường không để lại sẹo, có thể lấy tóc từ nhiều vị trí khác nhau.

3. Những đối tượng nên thực hiện cấy tóc tự thân

Thông thường kỹ thuật cấy tóc này sẽ dành cho những người bị hói đầu hoặc tóc thưa. Tuy nhiên, chỉ khi đáp ứng những điều kiện sau mới có thể tiến hành:

  • Độ tuổi: 23 tuổi và khỏe mạnh. Nếu từ 45 tuổi trở đi sẽ được xét nghiệm trước khi tiến hành cấy tóc
  • Không có biểu hiện đối với một vài biến chứng nguy hiểm sau khi thực hiện.
  • Đã loại trừ được nguyên nhân gây rụng tóc nhưng tóc vẫn rụng nhiều.

Cấy tóc tự thân - Một số điều bạn cần biết về kỹ thuật này

Bên cạnh đó, đối với những đối tượng dưới đây sẽ không được áp dụng phương pháp này:

  • Do hoá trị hoặc trị xạ mà tóc rụng nhiều khắp da đầu.
  • Do lượng tóc mọc không đều và không đáp ứng được.
  • Do sẹo lồi sau khi phẫu thuật, ăn trứng tóc cũng không thể mọc tiếp được.

4. Cấy tóc tự thân có tồn tại vĩnh viễn không?

Phương pháp cấy tóc này có thể phát triển khoẻ mạnh cũng như sẽ tồn tại vĩnh viễn. Bởi lẽ, cấy tóc này vốn là sử dụng những nang tóc chắc khoẻ nhất. Đồng thời nó cũng được lấy từ chính người bệnh nên độ tương thích sẽ cao.

Cấy tóc tự thân - Một số điều bạn cần biết về kỹ thuật này

Tuy nhiên để biết được hiệu quả sau khi cấy tóc thì cần phải quan sát kỹ lưỡng cũng như kiên trì chăm sóc. Bên cạnh đó, tóc cũng có thể rụng lại do quá trình bạn chọn cơ sở y tế kém hoặc chuyên môn của bác sĩ yếu. Vì vậy cần cẩn trọng tìm kiếm và lựa chọn các bệnh viện chuyên ngành, uy tín và đảm bảo chất lượng.

Trên đây là một số chia sẻ về cấy tóc tự thân mà chúng mình muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho các bạn trong việc chăm sóc tóc cũng như sở hữu một mái tóc đều, đẹp.

Xem thêm: Cách chăm sóc tóc tại nhà

Trả lời